Bản tin Tháng 8. 2024
BECOMING
GLOBAL CITIZENS
!!!Lưu ý: Bản tin hiển thị tốt nhất trên giao diện laptop hoặc máy tính. Nếu truy cập bằng điện thoại, một số nội dung có thể không hiển thị đầy đủ.
Với nền giáo dục ngày càng phát triển và đa dạng ngày nay, nuôi dưỡng tinh thần công dân toàn cầu ngay từ khi còn nhỏ là vô cũng cần thiết, đặc biệt là ở môi trường học tập kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến. (Click vào biểu tượng + để đọc thêm)
– SAHN
Tập trung vào phát triển năng lực tư duy và khả năng trở thành công dân toàn cầu: Với sự thay đổi nhanh chóng của nền giáo dục hiện nay, rèn luyện tinh thần công dân toàn cầu cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ là vô cũng cần thiết. Việc học sinh ngày càng tham gia nhiều hơn vào môi trường học kết hợp mang lại cả những thách thức và cơ hội. Giáo viên & điều phối viên được kỳ vọng không chỉ đơn thuần truyền tải nội dung học mà còn hỗ trợ triển tư duy phản biện & tư duy độc lập cho học sinh, tạo kết nối các thành tích học tập với sự phát triển của bản thân và toàn cầu.Đây là một bước tiến lớn đặc biệt trong môi trường lớp học kết hợp.
Lối tư duy tác động tiếp cách học sinh tiếp cận với việc học. Nghiên cứu của Carol Dweck về phát triển tư duy chỉ ra rằng bạn nào coi thách thức như 1 cơ hội để học, thử & sai sẽ phát triển vượt trội hơn hẳn các bạn coi thách thức như 1 trở ngại. Trong môi trường năng động như vậy, trang bị cho học sinh một tư duy cầu tiến – growth mindset càng cần thiết hơn trong việc xử lí cảm giác thiếu kết nối và thiếu động lực. Chương trình cùng lúc nhằm mục tiêu giảm thiểu sự tách biệt giữa học kiến thức học thuật và phát triển bản thân & kết nối toàn cầu thông qua việc khuyến khích học sinh nhìn nhận việc học như một hành trình liên tục với nhiều tương tác.
Để làm cho lớp học nhộn nhịp hơn, chương trình sẽ game hoá các hoạt động trong lớp bằng việc lồng ghép các câu hỏi sâu sắc như: “Con đã thể hiện sự tốt bụng của mình – be kind đối với thầy cô giáo như thế nào?”. Hoạt động tưởng như rất đơn giản này lại giúp tạo thói quen & khả năng tự chiêm nghiệm cho các con, phát triển phẩm chất biết cảm thông; đồng thời dần giúp các con liên hệ hành vi & quyết định của mình với các mục tiêu học tập lớn hơn. Bằng việc kết hợp câu hỏi thành trò chơi, ta sẽ khơi gợi tinh thần cạnh tranh, khiến lớp học năng động hơn, cải thiện tư duy phản biện và kĩ năng giao tiếp.
Trong môi trường học kết hợp, đảm bảo rằng các học sinh trầm & ít phát biểu hơn cũng cảm thấy hoà nhập là vô cùng cần thiết. Từ tháng chín, chương trình sẽ bắt đầu gọi tên các bạn it phát biểu, bắt cặp/ nhóm với các bạn tương tác nhiều để cải thiện khả năng làm việc nhóm và giúp các bạn hào hứng, sôi nổi hơn trong lớp. Cách tiếp cận này sẽ giúp các bạn ít phát biểu cảm thấy thoải mái & sẵn sàng hơn trong lớp, góp phần tạo nên môi trường học tập có sự hỗ trợ & tương tác đa chiều
Một điểm thú vị ở cách tiếp cận của chúng tôi là xây dựng & thúc đẩy tương tác kết nối giữa học sinh cùng trang lứa trên khắp thế giới. Trong những tuần tiếp theo, các câu hỏi của học sinh sẽ được chia sẻ với các bạn quốc tế, tiếp cận những góc nhìn đa dạng và tăng cường hiểu biết về phong tục, truyền thống. Sự trao đổi kết nối toàn cầu này nhằm giúp các bạn học sinh tham gia học tập & tư duy sâu sắc hơn như một công dân toàn cầu trong một thế giới với những kết nối đa chiều
HỌC SINH TIÊU BIỂU CỦA THÁNG
HẠ VY
Trần Hạ Vy (2A2) - hăng hái phát biểu và xây dựng bài nhất lớp
KEVIN
Nguyễn Đức Bảo An (7) - đặt nhiều câu hỏi nhất trong bài kiểm tra
HANNAH
Nguyễn Ngô Hà Anh (5A2) - tổng kết bài học của tháng một cách toàn diện nhất
MIKE
Nguyễn Hữu Mạnh (5A1) - tổng kết bài học của tháng một cách toàn diện nhất
KIRA
Nguyễn Diệu Nhi (7) - tổng kết bài học của tháng một cách sâu sắc nhất
Một số câu hỏi nổi bật của tháng
A. Nhận xét chung
Biểu đồ 1. Tổng kết kết quả học tập theo lớp
Bảng 1. Nhận xét cá nhân
Biểu đồ 1 ở trên chỉ ra điểm trung bình của từng lớp trong tuần học vừa rồi. Để cải thiện điểm cá nhân & điểm trung bình của lớp, học sinh cần:
- Hoàn thành bài tập về nhà hàng tuần và nộp đúng hạn.
- Điểm danh đầy đủ
- Tập trung trong lớp, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng bài & hợp tác với thầy cô trên lớp.
để xem điểm chi tiết & tiến bộ của học sinh qua từng tuần
B. Tổng kết tuần
(từ nhận xét của giáo viên và điều phối viên sau mỗi buổi học)
- Hiểu về khái niệm “Global Citizens” – Công dân toàn cầu: Ý nghĩa của “Công dân toàn cầu”: Ai là công dân toàn cầu? Công dân toàn cầu có thể làm gì? Tại sao chúng ta cần phái trở thành công dân toàn cầu? Mất bao lâu để trở thành công dân toàn cầu? Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu?
- The 5 Be’s – 5 tố chất cần có của một Công dân toàn cầu: Be Green – Bảo vệ môi trường, Be Kind – Tốt bụng, Be Curious – Tò mò ham học hỏi, Be Team players – Tinh thần đội nhóm, Be Innovative – Luôn đổi mới sáng tạo
Tuần đầu tiên đã đánh dấu một khởi đầu đầy hứa hẹn cho chương trình. Những học sinh lớp nhỏ (lớp 2-4) gặp khó khăn do hạn chế về Tiếng Anh và tự duy trì kỷ luật, tập trung trong lớp. Tuy nhiên, lớp 3 của cô Hằng đã rất nổi bật với sự tham gia tích cực của học sinh và sự quản lí chất lượng của giáo viên, tạo ta tiêu chuẩn để các lớp khác noi theo. Những học sinh lớn tuổi hơn (lớp 5-9) thể hiện tinh thần làm việc nhóm chủ động và nắm bắt bài học nhanh. Để tiến bộ, lớp học cần được chuẩn bị tốt hơn, có kỷ luật nghiêm khắc hơn và kiểm tra kỹ thuật thường xuyên. Bắt đầu ap dụng hệ thống cho điểm cũng sẽ giúp nâng cao tính trách nhiệm của học sinh và sự tham gia của tất cả các lớp. Hãy tiếp tục thiện chất lượng chương trình dựa trên khởi đầu tích cực này!
- Ôn tập the 5 Be’s – 5 tố chất cần có để trở thành công dân toàn cầu
- Trò chơi thám tử ( 5-9): điều tra quanh trường – Con phát hiện được những vấn đề gì? Vấn đề nào xuất phát từ việc thiếu Be Curious – thiếu sự tò mò ham học hỏi/ Thiếu Be Kind – thiếu sự tốt bụng tử tế/ Thiếu Be team players – thiếu tinh thần làm việc đội nhóm?
- Trò chơi đoán từ từ tranh tình huống
- Trò chơi nhập vai: Con thể hiện tố chất Tò mò ham học hỏi/ Sự tốt bụng/ Tinh thần đồng đội … thế nào trong từng tình huống
- Bài kiểm tra nhanh cuối tháng (dành cho lớp 4-9, các lớp còn lại sẽ làm bài vào tuần tới)
Một số hoạt động khởi động cho các dần làm quen với việc hình thành ý kiến cá nhân & thể hiện ý kiến của riêng mình như Kể chuyện qua hình ảnh.
- Một số câu hỏi phản biện đơn giản được đưa ra thảo luận như: 1. Con có nên luôn luôn tuân thủ quy định hay cần đặt ra nhiều câu hỏi? 2. Con có nên luôn luôn giúp đỡ bạn bè trước khi giúp bản thân mình hay không?
C. Some highlights
Biểu đồ 2. Thời gian phân bổ giữa Điều phối viên nước ngoài, Học sinh trong lớp & Quản lý lớp
Biểu đồ 3. Trong 5 tố chất đã học, theo con, đâu là tố chất quan trọng nhất?
Biểu đồ 4. Từ khoá được các con nhắc đến nhiều nhất trong tháng
D. Nhận xét từ Điều phối viên nước ngoài & giáo viên Eraschool sau từng buổi học
Dành cho Phụ huynh học sinh: Kéo xuống bảng bên dưới để xem nhận xét & tổng kết của từng buổi học. Khuyên khích phụ huynh Comment và đặt câu hỏi dưới từng post, ở phần Add comment